Răng hàm đóng vai trò nhai chính, nghiền nát thức ăn để hấp thu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, răng hàm cũng rất dễ bị hư hại và có nguy cơ phải nhổ bỏ. Vậy răng hàm có thay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
I. Những điều cần biết về răng hàm
Trước khi biết được răng hàm có thay không, bạn cũng nên hiểu răng hàm là răng gì và vai trò của chúng ra sao.
1. Răng hàm là gì?
Răng hàm hay còn được gọi là răng cối, là những chiếc răng số 6,7,8 trên cung hàm của mỗi người. Chúng có hình trụ, hình nón và các rãnh răng ở giữa nên rất dễ bị thức ăn bám vào và dẫn đến tính trạng sâu răng hàm. Nhiệm vụ chính của răng hàm là nghiền nát thức ăn trong quá trình nhai nên chúng đa dạng về kích thước và hình dạng.
Thông thường, một hàm răng đầy đủ của con người sẽ bao gồm 32 chiếc, trong đó có 8 cái răng hàm nhỏ, 8 răng hàm lớn và 4 chiếc răng khôn (có thể đầy đủ hoặc không). Mỗi loại răng hàm đều có 4 cái và được chia đều về 4 phía của khung hàm răng mỗi người.
2. Răng hàm có mọc lại không?
Việc răng hàm có mọc lại không sẽ tùy thuộc vào từng loại răng. Ví như răng hàm vị trí số 4,5 sau khi nhổ đi sẽ mọc lại 2 lần và trở thành răng vĩnh viễn. Nếu răng vĩnh viễn mất đi thì sẽ không mọc lại được nữa. Còn nếu nhổ răng hàm số 6,7,8 thì sẽ không mọc lại.
3. Răng hàm có nhổ được không?
Như đã chia sẻ, chức năng chính của răng hàm là nghiền nát thức ăn. Vì vậy, việc nhổ răng hàm chỉ được thực hiện trong trường hợp thực sự cần thiết, như:
Răng hàm bị sâu nặng, vỡ làm đôi và không thể phục hồi bằng biện pháp thông thường.
Răng hàm bị viêm tủy, chóp gây ra tình trạng đau đớn cho bệnh nhân, không thể nhai thức ăn được.
Răng hàm bị mọc lệch hoặc đâm, quắp vào những răng bên cạnh mà không thể điều chỉnh bằng phương pháp niềng răng thông thường.
II. Quá trình phát triển của răng hàm
Để hiểu rõ hơn răng hàm có thay không, chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ qua về quá trình phát triển của răng hàm.
Bộ răng sữa của trẻ em sẽ gồm 24 chiếc, trong đó bao gồm 4 chiếc răng cửa giữa, 4 chiếc răng cửa bên, 4 chiếc răng nanh và 8 chiếc răng hàm. Còn bộ răng vĩnh viễn thì gồm 32 chiếc như đã chia sẻ ở trên, gồm 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 chiếc răng nanh, 8 chiếc răng hàm nhỏ và 12 chiếc răng hàm lớn.
Theo các bác sĩ nha khoa, thông thường ở giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên ở vị trí hàm dưới sau đó là các răng khác tự mọc. Khi trẻ 6 tuổi thì răng hàm số 6 bắt đầu mọc, quá trình mọc răng và thay thế răng sữa bằng răng vĩnh viễn sẽ kéo dài từ 6 đến 12 tuổi.
Tuy nhiên, với những răng hàm lớn số 6,7,8 thì chỉ mọc đúng 1 lần và không thay răng như những loại răng khác nên các răng này còn được gọi là răng hàm vĩnh viễn. Cho nên, nếu bạn thắc mắc răng hàm có thay không thì câu trả lời là không vì đây là răng vĩnh viễn chỉ mọc 1 lần duy nhất, nên khi mất đi bạn phải dùng đến các biện pháp nha khoa để phục hình lại răng hàm ở vị trí này chứ răng không tự mọc lại.
Thời gian mọc răng hàm lớn cụ thể ở 6 tuổi là răng số 6, 12 tuổi mọc răng số 7, 15 tuổi mọc răng số 8.
III. Răng hàm có thay không?
Răng hàm có thay không luôn là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Thực tế, răng hàm được chia thành 2 loại là răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. Vậy nên, không phải rất cả các răng hàm đều thay được.
1. Răng hàm có thay
Răng hàm có thay không? Răng hàm có thay với những trường hợp là răng hàm bộ sữa đã mọc trước đó. Khi đến tuổi thay răng thì bắt đầu có hiện tượng lung lay và rụng đi để mọc lên răng mới.
Thông thường, răng hàm lớn vị trí số 1, 2 ở bộ răng sữa sẽ là những chiếc răng sữa được thay thành răng vĩnh viễn vào độ tuổi từ 10-12. Và những chiếc răng hàm có thay răng này được gọi là răng tiền hàm khi thay răng trở thành răng hàm vĩnh viễn.
Vậy nên, nếu thấy trẻ bước vào độ tuổi thay răng, bậc cha mẹ nên chú ý không tự nhổ răng hàm sữa tại nhà vì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, bạn nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra cách nhổ răng sữa an toàn.
2. Răng hàm không thay
Răng hàm có thay không? Đối với răng hàm lớn số 3 hay còn gọi là răng hàm số 6,7 trong bộ răng vĩnh viễn thì răng hàm không thay trong trường hợp này. Vì đây là những chiếc răng vĩnh viễn tự mọc mà không trải qua quá trình thay răng sữa như những chiếc răng khác nên nó sẽ không thay răng và mọi người cần chăm sóc cẩn thận. Đây cũng là những chiếc răng mọc lên sau cùng ở độ tuổi 13 trở đi, chúng giữ vai trò quan trọng trong việc ăn uống hàng ngày.
Trong trường hợp mất răng hàm thì bạn phải sử dụng đến biện pháp nha khoa khôi phục chiếc răng bị mất bằng phương pháp trồng răng giả. Hiện nay, tại các cơ sở nha khoa có nhiều kỹ thuật làm răng giả với mức giá khác nhau nên bạn không cần quá lo lắng khi bị mất răng hàm.
IV. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Để tránh trường hợp bị mất răng hàm, bạn nên có biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách.
1. Chỉ nha khoa
Thay vì sử dụng tăm, bạn hãy lựa chọn chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa bám trong các kẽ răng (nơi mà bàn chải đánh răng không thể làm sạch hết được). Hiện nay có 2 loại chỉ nha khoa mà bạn có thể sử dụng là dạng cuộn và dạng cung.
2. Đánh răng đúng cách
Đánh răng là biện pháp bắt buộc để bảo vệ răng miệng. Bởi khi chải răng đúng cách sẽ giúp giảm thiểu được các bệnh liên quan đến răng miệng như sâu răng, hôi miệng…
Theo các bác sĩ nha khoa, bạn nên chọn các loại bàn chải lông mềm, cầm vừa tay. Bên cạnh đó, nên dùng kem đánh răng có chứa fluor. Khi chải răng nên nhẹ nhàng và sử dụng lực vừa đủ, đặt bàn chải nghiêng 45 độ ở mặt trước, thằng đứng ở mặt nhau và xoay tròn để làm sạch các kẽ răng.
3. Nước súc miệng
Bên cạnh việc đánh răng đều đặn 2 lần/ngày, bạn cũng nên sử dụng nước súc miệng để làm sạch các mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng. Bởi đánh răng vẫn không thể làm sạch miệng hoàn toàn.
Trên đây là những thông tin mà popstrology.com chúng tôi muốn gửi đến các bạn liên quan đến vấn đề răng hàm có thay không. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về răng hàm và có biện pháp chăm sóc răng miệng thật tốt.